QCVN 10: 2012/BCT- Trạm cấp LPG

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN TRẠM CẤP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG

Trạm cấp LPG

National technical regulation on safety for Collective Supply of Liquefied Petroleum Gas
Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng quy định các yêu cầu kỹ thuật
an toàn áp dụng đối với trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (trạm cấp LPG) từ bồn chứa hoặc hệ thống
dàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng trực tiếp qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp
đặt, sở hữu, sử dụng trạm cấp LPG.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:
1. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG): Là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính
là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này. Tại nhiệt độ, áp suất bình
thường các hydrocacbon này ở thể khí và khi được nén đến một áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến
nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng.
2. Trạm cấp LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp LPG từ bồn chứa cố định
hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn LPG hơi đến nơi sử dụng.
3. Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3
.
a) Bồn chứa đặt nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất;
b) Bồn chứa đặt chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất;
c) Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
4. Điều áp là thiết bị giảm áp suất của LPG hơi trong đường ống từ áp suất cao đến áp suất thấp.
5. Máy hóa hơi là thiết bị sử dụng nhiệt để hóa hơi LPG lỏng.
6. Khoảng cách an toàn là khoảng cách nhỏ nhất cho phép tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công
trình có chứa LPG (bồn chứa đặt nổi, bồn chứa đắp đất, cụm bồn chứa, xe bồn, điểm xuất nhập hoặc
nhà nạp LPG) đến điểm gần nhất của các thiết bị, công trình liền kề để bảo đảm an toàn.
Đối với bồn chứa đặt chìm tính từ mép ngoài của khoang nổi chứa cụm van.
7. Vùng nguy hiểm là vùng mà tại đó hỗn hợp LPG và không khí có khả năng gây cháy, nổ.
8. Tường ngăn cháy là tường gạch hoặc bê tông hoặc vật liệu không cháy có khả năng chịu lửa tối
thiểu 150 min, có độ cao tối thiểu 2 m hoặc cao hơn đỉnh bồn chứa nhằm ngăn chặn bức xạ nhiệt từ
đám cháy bên ngoài ảnh hưởng đến bồn chứa, đồng thời đảm bảo khoảng cách đủ để phân tán hơi
LPG không lan đến công trình lân cận hoặc tới nguồn lửa bên ngoài khi xảy ra rò rỉ LPG.
Điều 4. Các tiêu chuẩn được viện dẫn
TCVN 6008 : 2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 6155 : 1996, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

TCVN 6156 : 1996, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa –
Phương pháp thử.
TCVN 6486 : 2008, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí
lắp đặt.
TCVN 7441 : 2004, Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế,
lắp đặt và vận hành.
TCVN 8366 : 2010, Bình chịu áp lực – Yêu cầu về thiết kế và chế tạo.
Chương 2.

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 5. Quy định chung
1. Yêu cầu về thiết kế
a) Thiết kế trạm cấp LPG phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn này và các quy định có liên quan;
b) Tất cả các thiết bị, phụ kiện làm việc trực tiếp với LPG sử dụng cho trạm cấp LPG phải là loại
chuyên dùng cho LPG;
c) Hồ sơ thiết kế hệ thống điện phải xác định rõ vùng nguy hiểm.
2. Hồ sơ thiết kế
a) Bản vẽ mặt bằng, hồ sơ công nghệ phải được lưu giữ tại trạm cấp LPG;
b) Hồ sơ thiết kế phải được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy phê duyệt.

Điều 6. Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa
1. Yêu cầu đối với bồn chứa
a) Thiết kế, chế tạo
– Bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6008:2010, TCVN 6155:1996,
TCVN 6156:1996, TCVN 6486:2008, TCVN 7441:2004 và TCVN 8366:2010;

Xem thêm các tiêu chuẩn tại đây 
– Áp suất thiết kế của bồn chứa không nhỏ hơn 1,7 MPa. Nhiệt độ thiết kế thấp nhất là -10 °C;
– Nhãn trên vỏ bồn phải được ghi các thông tin dưới đây:
+ Tên nhà chế tạo;
+ Tháng năm chế tạo;
+ Tiêu chuẩn chế tạo;
+ Áp suất làm việc cao nhất;
+ Áp suất làm việc thấp nhất;
+ Nhiệt độ làm việc cao nhất;
+ Nhiệt độ làm việc thấp nhất;
+ Dung tích;
+ Cơ quan kiểm tra.
b) Các chi tiết đấu nối, lắp ráp
– Bồn chứa phải có cửa người chui hoặc cửa kiểm tra. Cửa người chui, nếu là hình bầu dục kích
thước tối thiểu 400 mm x 300 mm, nếu là hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm;
– Các chi tiết đấu nối, lắp ráp phải phù hợp cho việc sử dụng LPG.
c) Các thiết bị phụ
– Bồn chứa phải được trang bị các thiết bị sử dụng phù hợp với LPG sau đây:
+ Van an toàn;
+ Van nhập LPG lỏng;
+ Van xuất LPG lỏng;
+ Van xuất LPG hơi;
+ Van hồi hơi LPG;
+ Van hạn chế lưu lượng (excess flow valve);
+ Van xả đáy;

+ Thiết bị đo mức LPG lỏng;
+ Nhiệt kế;
+ Áp kế.
– Van an toàn
Van an toàn được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để
có thể tháo van, thử, kiểm định định kỳ;
Dung tích bồn chứa nhỏ hơn hoặc bằng 20 m3

lắp ít nhất một van an toàn;

Dung tích bồn chứa lớn hơn 20 m3

lắp ít nhất hai van an toàn;
Van an toàn phải có các thông tin được in trên thân van:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Năm sản xuất;
+ Áp suất tác động;
+ Kích thước miệng thoát;
+ Dấu hợp quy (CR) trên đó thể hiện tổ chức chứng nhận.
Lưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất như bảng 1:

QCVN 10-2012

Xem thêm đầy đủ QCVN 10-2012/BCT TẠI ĐÂY 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *